Hiện nay, thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Đây là xu thế tất yếu trong thời đại công nghiệp 4.0. Tại thị trường Việt Nam, các trang thương mại điện tử cũng phát triển rất mạnh mẽ. Có thể kể đến như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo… Tuy nhiên, vẫn còn có những ý kiến trái chiều về chất lượng của các trang thương mại điện tử này. Vậy thì Shopee.vn có phải là lừa đảo không? Liệu có nên mua hàng trên shopee không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết này nhé!
1. Shopee là gì? Sơ lược thông tin về Shopee
Shopee là ứng dụng thương mại điện tử được đầu tư và phát triển bởi công ty Garena. Nếu bạn là người thích chơi game online thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với cái tên Garena này. Đây là công ty chuyên phát hành các sản phẩm game trực tuyến hàng đầu của Singapore. Hiện nay Garena đã đổi tên thành SEA (Southeast Asia) và chuyển sang doanh nghiệp cung cấp nền tảng Internet bằng việc phát triển thêm mảng thương mại điện tử Shopee và thanh toán trực tuyến Airpay.
Ban đầu, shopee được thành lập tại quê nhà Singapore vào tháng 7.2015. Mục tiêu chiến lược của Shopee là phát triển và chiếm lĩnh thị trường ở Đông Nam Á. Các thị trường mà Shopee hướng tới là Singapore, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan.
Tại Việt Nam, Shopee chính thức ra mắt từ ngày 08/08/2016. Với sự xuất hiện này, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam càng trở nên khốc liệt hơn. Vì vậy, để phát triển và tồn tại yêu cầu các doanh nghiệp bắt buộc phải nâng cao chất lượng về mọi mặt. Như thế thì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn với nhiều sự lựa chọn khác nhau.
2. Nguồn hàng trên Shopee lấy từ đâu
Shopee là ứng dụng mua sắm hoạt động theo mô hình C2C (kết nối giữa người tiêu dùng với nhau). Cụ thể hơn, có thể ví Shopee như một cái chợ – nơi kết nối người bán và người mua có thể trao đổi và mua bán hàng hóa với nhau. Hình thức này sẽ tiết kiệm được nhiều kinh phí hơn mô hình B2C (doanh nghiệp với khách hàng). Doanh nghiệp phải nhập sỉ hàng số lượng lớn về để bán lẻ cho khách hàng. Vì thế sẽ phải bỏ kinh phí để thuê kho bãi, quản lý, bán hàng…
Chính vì vậy, nguồn hàng chủ yếu trên Shopee là do người bán đăng ký mở gian hàng để bán. Tuy nhiên, Shopee chỉ đóng vai trò kết nối, việc kiểm duyệt nhà bán hàng còn khá lỏng lẻo. Vì thế khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm của người bán khi tham gia bán hàng trên Shopee. Đây là cơ hội cho những gian thương bán hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả… Mặc dù Shopee đã có chính sách đảm bảo cho người mua. Nhưng tốt nhất bạn nên trang bị những kinh nghiệm mua hàng cần thiết để tự bảo vệ mình.
Tuy Shopee không tự nhập hàng về bán như Lazada hay một số trang thương mại điện tử khác. Nhưng Shopee cũng đã liên kết được với một số thương hiệu uy tín tham gia vào hệ thống bán hàng online của mình. Điển hình có thể kể đến như: Samsung, Xiaomi, Oppo, Sunhouse, BlueStone, Pampers, Maybelline… Tất cả các sản phẩm này đều chính hãng 100%, được tổng hợp trong danh mục Shopee Mall. Bạn có thể tham khảo gian hàng chính hãng Shopee Mall tại đây: https://shopee.vn/mall/
3. Chiến lược phát triển của Shopee
Tại thị trường Việt Nam, Shopee đang nằm trong Top 3 về thương mại điện tử. Thời gian gần đây, Shopee cũng được đầu tư nâng cấp thêm rất nhiều để trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Lazada của Alibaba.
Để nâng cao chất lượng, một mặt Shopee đã tăng cường sàng lọc kỹ hơn về chất lượng của các nhà bán hàng. Nhất quyết loại bỏ các nhà bán hàng chất lượng kém, bị phản hồi tiêu cực từ khách hàng. Mặt khác, Shopee cũng tổ chức các chương trình đào tạo bán hàng chuyên nghiệp cho người bán để tạo dựng được niềm tin với khách hàng.
Một trong những biện pháp tạo dựng uy tín đó là chương trình “Shopee đảm bảo”. Tức là, khi bạn mua hàng trên Shopee, cho dù bạn chọn hình thức thanh toán trước hay thanh toán khi nhận hàng (COD). Chỉ khi khách hàng xác nhận sản phẩm bạn mua đúng như khi đặt hàng thì khi đó Shopee mới chuyển tiền cho người bán. Nếu bạn không hài lòng thì có thể khiếu nại với Shopee. Lúc đó họ sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý người bán, từ đó chất lượng dịch vụ sẽ ngày càng được nâng lên.
Hiện nay, mục tiêu chính của Shopee vẫn là mang đến sự đa dạng trong sự lựa chọn cho người dùng.
4. Một số kinh nghiệm mua hàng trên Shopee
4.1. Xem đánh giá & nhận xét về Shop bán hàng
Như chúng tôi đã nói ở trên, việc kiểm duyệt để mở gian hàng trên Shopee còn khá lỏng lẻo. Nên ai cũng có thể dễ dàng tham gia bán hàng trên Shopee. Chính vì vậy trước khi quyết định có nên mua hàng trên Shopee hay không thì bạn phải xem Shop bán sản phẩm bạn định mua được đánh giá như thế nào.
Để xem được những đánh giá và nhận xét này, bạn chỉ cần bấm chọn vào sản phẩm bạn muốn mua. Sau đó bạn click vào mục Xem Shop sẽ nhìn thấy các thông tin cơ bản về Shop (người bán) sản phẩm đó. Một số thông tin bạn cần quan tâm như:
+ Đánh giá & phản hồi: Bạn nhìn vào mức điểm Sao đánh giá của những người đã mua hàng của Shop đó. Nếu điểm càng cao chứng tỏ Shop đó bán hàng chất lượng, uy tín. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo những phản hồi của những người đã mua hàng của Shop nữa nhé. Đây là những đánh giá rất khách quan và thực sự có ích cho bạn trước khi đưa ra quyết định có nên mua hàng trên Shopee hay không.
+ Thời gian tham gia bán hàng: cái này chỉ mang tính tham khảo tương đối. Không phải cứ Shop tham gia lâu là chất lượng, còn những Shop mới tham gia là kém chất lượng đâu nhé. Tuy nhiên, những Shop có thâm niên bán hàng trên Shopee rồi thì bạn cũng yên tâm hơn. Bạn nên kết hợp với những nhận xét đánh giá ở trên nữa.
4.2. Xem kỹ thông tin sản phẩm
Sau khi xem xét về độ uy tín của Shop bán hàng, bây giờ đến lúc bạn quan tâm về sản phẩm định mua. Bạn nên xem kỹ các thông tin liên quan đến sản phẩm. Bao gồm như số lượng, kích thước, màu sắc, giá thành, chế độ bảo hành, đổi trả…
Bên cạnh đó, cũng sẽ có những nhận xét, đánh giá về sản phẩm. Bạn nên đọc kỹ mục này vì đây là những ý kiến của những người đã mua và sử dụng sản phẩm đó. Nghĩa là chỉ có những người thực sự mua hàng rồi được mới tham gia nhận xét, đánh giá cho sản phẩm. Thế nên bạn hoàn toàn yên tâm đây là những thông tin khách quan. Shop bán hàng hay không ai có thể thao túng được vấn đề này.
Bạn nên so sánh giá sản phẩm giữa các shop với nhau. Không nên mua sản phẩm có giá quá rẻ, chênh lệch quá nhiều với những Shop khác. Vì các cụ vẫn nói “của rẻ là của ôi” đó thôi.
Những sản phẩm có logo “Rẻ vô địch” thường có giá tốt nhất trên thị trường. Bạn hãy chú ý và không bỏ qua cơ hội này nhé.
4.3. Chat trực tiếp với Shop
Nếu những thông tin trên bạn thấy vẫn chưa đủ và chưa hài lòng. Bạn có thể Chat trực tiếp với Shop bán hàng để được giải đáp và hướng dẫn. Bạn chỉ cần click chọn vào ô Chat Ngay ở trang sản phẩm như hình dưới:
Còn một điểm rất hay ở đây nữa là bạn có thể mặc cả giá thành sản phẩm khi Chat với Shop. Cả 2 bên thuận mua vừa bán, tạo cho bạn cảm giác thoải mái như khi đi chợ mua đồ vậy.
4.4. Nên ưu tiên chọn mua các sản phẩm ở Shopee Mall
Những sản phẩm trong Shopee Mall đều là hàng chính hãng 100% của các thương hiệu uy tín. Chính vì vậy khi lựa chọn sản phẩm bạn nên ưu tiên chọn trong danh mục này. Có thể giá thành sẽ đắt hơn ở các Shop nhưng ngược lại bạn sẽ yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Các sản phẩm trong Shopee Mall cũng sẽ có những ưu đãi đặc biệt hơn. Bạn sẽ được đổi trả trong vòng 7 ngày chứ không phải là 3 ngày như những shop bán hàng bình thường. Rất nhiều sản phẩm bạn cũng sẽ được miễn phí vận chuyển nữa.
4.5. Thận trọng khi mua các mặt hàng thời trang và sức khỏe
Vấn đề nhận trái đắng khi mua các sản phẩm thời trang qua mạng chắc quá quen thuộc với mọi người rồi. Vì vậy, bạn cần phải thực sự tỉnh táo khi đưa ra quyết định có nên mua hàng trên Shopee như quần áo, giày dép hay các mặt hàng thời trang khác không.
Nếu là những sản phẩm thời trang chính hãng thì bạn có thể yên tâm chọn mua. Vì chất lượng cũng sẽ đảm bảo hơn, kích cỡ size hay màu sắc cũng chuẩn xác hơn.
Với những sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe.Tốt nhất bạn không nên mua hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc. Đừng ham rẻ mà tự tay giết chết bản thân mình.
4.6. Sử dụng mã giảm giá Shopee
Thật là thiếu sót nếu mua hàng trên Shopee mà bạn không sử dụng đến các mã giảm giá Shopee. Mặc dù không phải sản phẩm nào cũng có mã voucher giảm giá để áp dụng. Nhưng bạn vẫn nên bớt chút thời gian để tìm kiếm mã Shopee thử. Vì các voucher này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá đấy.
4.7. Quay video, chụp ảnh khi mở hàng
Nhiều người thường bỏ qua bước này. Đây rõ ràng là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Vì nếu lỡ đơn hàng có phát sinh khiếu nại thì những video, hình ảnh này sẽ là bằng chứng để bạn cung cấp cho Shopee.
Thêm nữa, tuyệt đối không nhận hàng nếu không phải do Shopee giao hàng. Bởi vì hiện này tình trạng mạo danh đơn hàng đang xảy ra phổ biến khi mua hàng online. Bạn nên thận trọng vấn đề này nhé. Vì nếu nhận hàng dạng này bạn sẽ không được Shopee đảm bảo, hoặc đổi trả, bảo hành sản phẩm.
4.8. Tham gia đánh giá & nhận xét sau khi mua hàng
Bởi vì chỉ những người đã mua hàng mới có thể tham gia nhận xét và đánh giá được. Nên việc làm này của bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho những người cũng muốn mua sản phẩm đó. Bạn hãy đưa ra những nhận xét khách quan, cụ thể nhất để mọi người tham khảo nhé.
Lời kết
Thương mại điện tử ngày càng phát triển về cả quy mô và chất lượng. Việc mua hàng online đã không còn xa lạ với mọi người. Các trang thương mại điện tử cũng cạnh tranh nhau rất quyết liệt để lấy tạo niềm tin và uy tín với khách hàng. Shopee là một tân binh mới tại thị trường Việt Nam. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp trên đây có thể giúp ích được ít nhiều cho bạn. Việc có nên mua hàng trên Shopee hay không là do bạn quyết định. Hãy luôn luôn là người tiêu dùng thông thái bạn nhé! Nếu thấy bài viết có thể giúp được cho ai đó, bạn hãy chia sẻ với họ. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Miễn trừ trách nhiệm:
Liên kết:
Short url: https://izir.net/?p=1630